“Mất mát và đau thương” – Hỗ trợ tâm lý cho trẻ em và gia đình mất người thân trong đại dịch Covdi-19

avatar
Ngân Nguyễn-Meyer

Giảng viên

Đại dịch vừa qua đã để lại không ít đau thương mất mát cho nhiều người. Đặc biệt, hàng ngàn trẻ em trở thành trẻ mồ côi cha hoặc mẹ hoặc người nuôi dưỡng do dịch Covid-19. Các em đang phải đối diện với những khó khăn rất lớn trong đời sống tinh thần, sinh hoạt hàng ngày, học tập và hoạt động xã hội. Hiện tại, những tổn thương tâm lý, thể lý là điều các em không thể tránh khỏi, các em đang rất cần sự hỗ trợ từ cộng đồng, nhất là sự hỗ trợ từ các nhân viên công tác xã hội (CTXH). CTXH về trợ giúp cho trẻ em vượt qua những “mất mát đau thương” là lĩnh vực tương đối mới ở Việt Nam, nhưng lại là một lĩnh vực khá phổ biến ở các nước phương Tây.

Chính vì vậy, Tổ chức hoạt động vì trẻ em Chance to Grow hợp tác cùng Viện Nghiên cứu Đời sống xã hội – Social Life triển khai Khóa tập huấn: “Mất mát và đau thương” – Hỗ trợ tâm lý cho trẻ em và gia đình mất người thân trong đại dịch Covdi-19 dành cho các nhân viên CTXH nhằm hướng tới tăng cường các kỹ năng trợ giúp trẻ em trong các gia đình bị mất người thân do dịch Covid-19. Khóa học này được tài trợ bởi Chương trình Di cư và Ngoại kiều của Tổ Chức Hợp Tác Phát Triển Đức (GIZ)

 

 ************************************************************************

Khóa học gồm 5 nội dung chính:

Phần 1: Tổng quan về “Mất mát và Đau thương” (Bài 1 & 2)
Phần 2: Kỹ năng “Đổi Chiều, Lạ Hóa” để phân tích và hiểu vấn đề (Bài 3, 4, 5 & 6)
Phần 3: Tổng quan về “Mất mát và Đau thương” ở trẻ em - Tìm hiểu nhu cầu của trẻ khi mất người thân (Bài 7, 8, 9 & 10)
Phần 4: Giao tiếp với trẻ ở các nhóm tuổi khác nhau và sử dụng các chiến lược sáng tạo để giúp trẻ đối phó với “Mất mát và Đau thương” (Bài 11 & 12)
Phần 5: Hỗ trợ người chăm sóc trẻ để giúp đỡ trẻ vượt qua đau buồn do mất người thân. (Bài 13 & 14)

Bài 1: Tìm hiểu mất mát và đau thương qua trải nghiệm của bản thân
Bài 2: Tổng quan về Mất Mát và Đau Thương
Bài 3: Các bước phân tích và “hiểu” vấn đề
Bài 4: Bài tập thực hành cho Phân tích và “Hiểu” vấn đề
Bài 5: Câu hỏi gợi ý để phân tích trường hợp
Bài 6: Gợi ý các công việc và câu hỏi khi bắt đầu tìm hiểu trường hợp (Ví dụ phim Eine Fremde Tocher)
Bài 7: Gợi ý thực hành đánh giá thân chủ, tình huống
Bài 8: Phân tích nhu cầu của thân chủ qua trường hợp ví dụ cung cấp bởi học viên
Bài 9: Bài tập thực hành tìm hiểu nhu cầu thân chủ ví dụ phim Eine Fremde Tocher
Bài 10: Lộ trình xử lý trường hợp
Bài 11: Tư vấn “Mất mát và Đau thương” cho trẻ em - Phần 1
Bài 12: Tư vấn “Mất mát và Đau thương” cho trẻ em - Phần 2 (Ví dụ phim Eine Fremde Tocher)
Bài 13: Hỗ trợ gia đình và người chăm sóc trẻ để giúp đỡ trẻ vượt qua đau buồn do mất người thân
Bài 14: Những câu hỏi của gia đình và người chăm sóc trẻ thường đặt ra
Bài 1 - Phản hồi về bài làm của học viên
Bài 2 - Tổng quan về Mất Mát và Đau Thương
Bài 4 - Phản hồi về bài làm của học viên
Bài 5 - Ba trường hợp ví dụ cung cấp bởi học viên
Bài 7 - Thông tin+suy nghĩ+cảm xúc+hành động+nhu cầu
Bài 9 - Lộ trình xử lý trường hợp
Bài 14 - Những câu hỏi của phụ huynh và người thân thường đặt ra
Các nhu cầu của con người
Nhận biết nhu cầu con người
Quyền và nhu cầu của trẻ em khi mất mát người thân
Câu trả lời của học viên cho các bài tập thực hành
Lý Thuyết Công Tác Xã Hội ở Việt Nam và Đức
Bài giảng: Nói không lời. Hiểu không tiếng. (Powerpoint)
Nói không lời. Hiểu không tiếng.