img
Nói không lời. Hiểu không tiếng.

Nói không lời. Hiểu không tiếng. Những yếu tố quan trọng của quá trình hiểu trong công tác chuyên nghiệp phục vụ con người.

Sau sáu buổi tập huấn và nhiều tuần sau khóa học, hôm nay mình muốn gửi tới các bạn một vài suy nghĩ về công tác chuyên nghiệp phục vụ con người.

Những bài tập của buổi hôm nay là thông điệp tới các bạn rằng giao tiếp con người không chỉ có những yếu tố cụ thể và rõ ràng mà chúng ta nhận biết được như: những nội dung được diễn đạt qua lời nói mà còn nhiều yếu tố trừu tượng mà chúng ta phải chú ý mới nhận ra được ví dụ như: … …………………………như các bạn vừa liệt kê cũng như những yếu tố mà chúng ta cố gắng chú ý nhưng cũng không nhận ra rõ rệt hoặc không diễn đạt được chính xác bằng những ngôn từ thường lệ ngay cả khi chúng ta soi kính hiển vi vào những hiện tượng mà chúng ta quan sát, ví dụ như………………………………….

Vậy vấn đề được đặt ra ở đây là liệu chúng ta có thể hiểu toàn bộ những gì chúng ta quan sát được từ người khác hay không? Câu hỏi này cần được đặt ra và được thảo luận cho công tác phục vụ con người của chúng ta với tư cách là nhân viên công tác xã hội và tham vấn tâm lý chuyên nghiệp. Khái niệm chuyên nghiệp cần được nhấn mạnh ở đây.

Giữa hiểu toàn bộ và hoàn toàn không hiểu

Điều cần chú ý thứ nhất: Trong đời thường chúng ta luôn tìm cách hiểu người khác, hiểu những gì chúng ta nhận thấy. Nhưng trong đời thường, ai cũng bận rộn, vội vàng và chịu nhiều sức ép từ nhiều phía. Vậy để tiện và tạo điều kiện cho cuộc sống trôi chảy, chúng ta thường cố gắng hiểu nhanh. Nhưng liệu chúng ta có thực sự hiểu có chính xác không? 2

Điều cần chú ý thứ hai: Nếu chúng ta có quan điểm rằng mỗi chúng ta là một cá thể khác nhau và sự khác nhau này được tôn trọng thì việc thực hành cách nhìn này thể hiện cụ thể trong việc chúng ta công nhận rằng chúng ta không thể thấu hiểu được người khác, vì chúng ta không nghiễm nhiên sống trong thế giới tư duy của người khác. Mỗi chúng ta đều là một hành tinh lạ của nhau, như trong bài tập sau buổi học thứ 2.

Điều cần chú ý thứ 3: Chính vì lý do này, trong đời thường để chúng ta „hiểu“ một việc gì đó, chúng ta thường „hiểu“ bằng cách nhìn của bản thân mình hay từ góc độ của bản thân, nhưng không phải từ góc độ của người khác, như những bài luyện tập của buổi thứ 2 (so sánh với Kurt 2009: 72). Vậy chúng ta có thực sự hiểu người khác - những hành tinh lạ - hay không?

Điều cần chú ý thứ 4: Ngoài ra, như các bạn vừa nhận ra trong bài luyện tập, giao tiếp con người có rất nhiều yếu tố tác động. Không chỉ có những yếu tố cụ thể và rõ ràng mà chúng ta nhận biết được mà còn nhiều yếu tố trừu tượng và đặc biệt là những yếu tố không rõ ràng hoặc không diễn đạt được chính xác bằng những ngôn từ thường lệ nếu chúng ta dùng kính hiển vi. Vậy chúng ta thực sự hiểu được thế giới bên trong và bên ngoài chúng ta được bao nhiêu phần trăm?

Những thông điệp này không có nghĩa rằng chúng ta không thể hiểu gì về những điều đang diễn ra trong giao tiếp của chúng ta với những người khác cũng như về thế giới bên trong và bên ngoài chúng ta. Nhưng để đảm bảo tính chuyên nghiệp trong công tác phục vụ con người, chúng ta cần phải làm những việc sau trong quá trình „hiểu“

(Kurt/ Herbrik 2019: 479)

  1. Xác định hoạt động „hiểu“ trên kênh nào: Hiểu bằng cách đo lường các con số hay hiểu bằng cách chủ động đặt những câu hỏi cụ thể mà bạn cho rằng cần phải hỏi hay hiểu bằng cách trước tiên nghe thân chủ tự kể về bản thân, hiểu bằng cách tự quan sát bản thân và người khác trong quá trình hiểu? Hiểu bằng cách tóm tắt thông tin đã thu lượm được trong quá trình tìm hiểu hay hiểu bằng 3 cách đi tìm thông điệp ẩn đằng sau những hiện tượng mà chúng ta trực tiếp quan sát được.
  2. Hiểu bằng cách hoài nghi và phân tích kỹ những điều mà chúng ta thường cho là hiển nhiên trong đời thường để phát hiện ra những điều khác lạ đằng sau những điều hiển nhiên.
  3. Trong cuộc sống đời thường chúng ta thường hiểu những điều mới lạ bằng cách suy từ những điều chúng ta đã biết. Nhưng để chúng ta phát hiện ra những điều mới lạ, hiểu và trân trọng những điều mới lạ đó, chúng ta phải sử dụng lăng kính của người hành tinh lạ để soi xét những điều chúng ta quan sát được.
  4. Đặc điểm không rõ ràng của những sự việc nhất định cần được công nhận và phân tích kỹ lưỡng để chúng ta có thể hiểu những sự việc đó. Sự không rõ ràng thường làm cho chúng ta không thấy tiện nghi thoải mái. Điều đó thường dụ dẫm chúng ta dùng những ngôn từ rõ ràng để đơn giản hóa sự việc khi miêu tả. Để tránh cái bẫy này chúng ta cần công nhận đặc điểm không rõ của sự việc và sử dụng đặc điểm này như một yếu tố quan trọng trong quá trình phân tích vấn đề.
  5. Chừng nào chúng ta còn muốn trong khu vực tiện nghi của hoạt động hiểu và ngại làm việc cực nhọc để đi một con đường dài và đầy trông gai trong quá trình hiểu, chừng đó chúng ta còn bị lạc lối và lầm tưởng rằng mình đã hiểu sự việc. Vậy tinh thần hoài nghi bản thân là tiền đề của thành công trong quá trình hiểu. Hoài nghi bản thân không phải là việc chấp nhận rằng có thể mình có„sự thiếu hụt“ mà kỹ năng hoài nghi bản thân là tiền đề trọng tâm cho khả năng hiểu đa chiều và tiếp cận chiều nghĩ của người khác.
  6. Để biến việc hoài nghi bản thân và việc không hiểu thành những kỹ năng trọng tâm của tính chuyên nghiệp chúng ta cần phanh lại tốc độ hiểu và bước những bước chậm hơn nhiều ngay cả khi có sức ép lớn của công việc và thị trường. Phanh lại, chậm lại để chúng ta có cơ hội tạo sự cộng hưởng giữa bản thân và thân chủ, chậm lại để chúng ta thực sự tiếp cận được với thân chủ - những 4 hành tinh lạ - trên kênh phi vật chất hay đến gần được chỗ đứng của những hành tinh lạ này, để quá trình hiểu kéo dài hơn, để chúng ta có thời gian lật đi lật lại một thông tin mà chúng ta nghe được, một hiện tượng mà chúng ta quan sát thấy như vậy chúng ta có cơ hội hiểu kỹ hơn. Chậm lại để chúng ta có nhiều thời gian hơn để đặt câu hỏi cho việc hiểu sâu hơn. Chậm lại để chúng ta có cơ hội để hoài nghi những gì tưởng chừng mình đã hiểu.

Khi chậm lại có thể chúng ta cảm thấy không thoải mái, không tiện lợi. Khi hoài nghi bản thân có thể chúng ta cảm thấy hoang mang. Nhưng chấp nhận cái giá đó và thực hiện những điều trên, chúng ta có thể đảm bảo chất lượng chuyên nghiệp của việc phục vụ con người trong quá trình phân tích vấn đề, tiềm năng và kế hoạch hành động. Có một học viên của khóa chúng ta đã tâm sự với mình rằng bạn ấy lúc đầu không thoải mái vì tốc độ học chậm và nhiều khi bị hoang mang vì thực hiện việc hoài nghi bản thân. Những người đứng ngoài có thể cho rằng đó là những ý kiến phê bình của bạn học viên đó đối với khóa học. Nhưng thực ra mình lại rất vui khi nhận được phản ảnh đó vì đã nhìn thấy được rằng những thông điệp của mình như những hạt giống đã và đang bắt đầu nảy mầm trong tư duy của bạn ấy.

Chúc các bạn cũng có nhiều mầm non đang nảy nở cho những nội dung chúng ta đã làm việc với nhau về chủ đề chăm sóc trẻ em trong mất mát và đau thương cũng như về kỹ năng tiếp cận, phân tích và hiểu vấn đề và tiềm năng cũng như về kỹ năng kế hoạch lộ trình hành động.

Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác nhiệt thành của các bạn. Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của Social Life, sự tài trợ của tổ chức GIZ, sự tin tưởng của Dung và sự tin tưởng của Chance to Growth. Và chị xin gửi tới Vân lời cảm ơn đặc biệt vì em đã luôn sát cánh đồng hành với chị, hỗ trợ chị trong mọi tình thế, em luôn đặt ra nhiều câu hỏi xoáy, luôn cùng chị sáng tạo!!! 

Kurt, Ronald/ Herbrik, Regine (2019). Sozialwissenschaftliche Hermeneutik und hermeneutische Wissenssoziologie, in: Baur, N./ Blasius, J. (Hrsg.). Handbuch Methoden der empirischen Sozialforschung, Wiesbaden, Springer Fachmedien

 

27.5.2022, Ngân Nguyễn-Meyer